Kinh nghiệm thiết kế mạch cho hàn SMT
Chia sẻ với anh em điện tử một số lưu ý nhỏ trong quá trình thiết kế mạch để chạy máy SMT.
- Các linh kiện nên để góc 0,90,180,270 độ vì một số máy không đặt được linh kiện ở các góc độ khác.
- Trên mạch ở các góc bo và một số điểm khác trên bo (nếu cần ) sẽ thêm các điểm hình vuông hoặc, tam giác, hoặc hình tròn. Các điểm này bạn phải xử lý để lớp bảo vệ không trùm lên. Mục đích để máy SMT sẽ chiếu sáng vào điểm này và dùng camera chụp để định vị vị trí PCB hoặc phát hiện PCB bị sai.
Điểm hình vuông, tròn, tam giác và không phủ mask để máy nhận dạng PCB. Khi PCB vào máy, các camera sẽ dò các điểm này trên PCB để nhận dạng có đúng PCB như chương trình không, khi nhận dạng nó sẽ tính độ sai lệch của PCB để tính lại các tọa độ của linh kiện. Điểm đó như hình:
- Nên sử dụng phần mềm có thể xuất tọa độ linh kiện dưới dạng csv. Cái này sẽ dùng để làm chương trình cho máy SMT.
- Rãnh thừa để bẻ PCB. PCB khi thiết kế có kích thước giả dụ dài rộng là l,w. Khi gia công nó chạy qua nhiều máy, công đoạn và nó chạy trên băng chuyền có cái bằng xích. Vậy khi thiết kế để hàn SMT người ta sẽ tăng kích thước bo lên và xẻ rãnh theo kích thước cần trên thực tế để khi qua các máy này thì cơ cấu chuyền động của máy không va chạm hay ảnh hưởng đến mạch và các linh kiện Đến công đoạn cuối cùng người ta sẽ bẻ rời các bo đã ra công ra theo vết cắt, rãnh cắt để tách các PCB rời ra.
Smtaz chuyên nhận Hàn cắm linh kiện điện tử - Nhận mua linh kiện theo đơn đặt hàng - Nhận hàn dán SMT số lượng vừa và nhỏ phù hợp với cả sinh viên và khách hàng muốn làm mạch thử nghiệm - Nhận Code vẽ mạch lập trình Arduino, AVR 8051, các dòng STM
Đăng nhận xét